Tầng 4, L7-30 Khu đô thị Đại Kim Mới - Athena Fulland, P Đại Kim, Q Hoàng Mai, Hà Nội.

contact@northwest.com.vn

034 738 0008 - 0983 217 438

Nhằm hỗ trợ quản lý rừng, cải thiện sinh kế và nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng Hua Păng cho cộng đồng dân tộc thiểu số nghèo xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu, Tỉnh Sơn La, Trung tâm Hợp tác Phát triển Tây Bắc đã thực hiện dự án: Hỗ trợ Quản lý rừng bền vững cho địa phương này. Dự án được thực hiện trong 10 tháng (11/2015 – 8/2016) với sự tài trợ của Đại sứ quán Mỹ tại Băng Kok, Thái Lan.

Chiềng Hắc là một xã miền núi nghèo nằm trong vùng đệm của khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha thuộc huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Các biện pháp canh tác không bền vững cùng với tác động của biến đổi khí hậu và sự lạc hậu của giao thông,... đã tác động lớn tới hệ thống thực vật và động vật của rừng Hua Păng nơi đây. Trồng rừng phải đi liền với bảo vệ rừng. Muốn bảo vệ rừng Hua Păng, cần cải thiện đời sống và nâng cao nhận thức của người dân địa phương. Từ thực tế đó, Trung tâm Tây Bắc đã quyết tâm thực hiện dự án này.

Mục tiêu của dự án đề ra, trước tiên là đưa ra được bản khảo sát chi tiết, cụ thể và chính xác nhất về thực trạng quản lý rừng tại địa phương. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch tăng cường quản lý rừng cho xã Chiềng Hắc và tập huấn đào tạo kỹ năng quản lý rừng cho cán bộ kiểm lâm xã. Cuối cùng là tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ rừng.

Dựa trên mục tiêu đó, Dự án đã triển khai theo lộ trình 3 giai đoạn với các hoạt động chính: Khảo sát, nghiên cứu tình trạng quản lý rừng tại địa phương; tổ chức đào tạo, tập huấn kỹ năng quản lý rừng cho cán bộ kiểm lâm; truyền thông, vận động bà con nhân dân trong xã nâng cao ý thức bảo vệ rừng.

(Ảnh: baosonla.org.vn)

Sau 10 tháng triển khai, dự án đã đạt được 89% mục tiêu đề ra. Cụ thể:

- Bảng khảo sát đánh giá thực trạng quản lý rừng tại xã Chiềng Hắc được trình lên UBND huyện Mộc Châu và UBND tỉnh Hòa Bình làm tư liệu quan trọng trong các chính sách về quản lý rừng cấp xã.

- 100% cán bộ kiểm lâm đã được đào tạo về kỹ năng quản lý rừng, kỹ năng tuyên truyền bảo vệ rừng và kỹ năng xử lý vi phạm.

- 90% các hộ gia đình của xã đã được nhận tài liệu về bảo vệ rừng, được trực tiếp tham gia các buổi họp thôn để nghe tuyên truyền về vai trò của rừng và các biện pháp bảo vệ rừng.

- TABA đã tài liệu hóa toàn bộ dự án để làm thành mô hình áp dụng cho các xã khác trong huyện Mộc Châu.

Tuy rằng việc nâng cao sinh kế và nhận thức cho người dân vẫn còn nhiều khó khăn nhưng với mỗi dự án như thế này, cuộc sống của người dân Chiềng Hắc đang dần thay đổi tích cực. Điều này cũng khiến cho việc quản lý và bảo vệ rừng Hua Păng tại xã Chiềng Hắc cải thiện hơn rất nhiều.

 

----------------------------

4 GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN DỰ ÁN BẢO VỆ RỪNG HUA PĂNG CỦA TABA

Dự án "Hỗ trợ Quản lý rừng bền vững tại xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu, Tỉnh Sơn La" do TABA thực hiện đã đem đến những kết quả đáng mừng. 89% mục tiêu đề ra đã được hoàn thành. Có được kết quả đó là nhờ chiến lược tối ưu và sự triển khai tích cực của Ban quản lý dự án, cũng như sự đồng thuận của cộng đồng dân cư địa phương.

Các hoạt động của dự án được triển khai trong 10 tháng, qua 4 giai đoạn như sau:

Thực hiện nghiên cứu về tình trạng quản lý rừng tại địa phương

Các chuyên gia của TABA xem xét các khuôn khổ chính sách liên quan đến quản lý rừng: Chúng tôi tập hợp các văn bản pháp luật liên quan cùng các tư liệu về chính sách quản lý rừng được áp dụng ở Chiềng Hắc trong 20 năm qua để tổng hợp các dữ liệu cần thiết.

Thông qua khảo sát thực tế tác động của khí hậu tác động đến hệ sinh thái, đến hoạt động của người dân và ngược lại, chúng tôi đã có bản đánh giá hiện trạng quản lý rừng tại địa phương.

Sau khi tiến hành phỏng vấn và thu thập phiếu khảo sát với các cán bộ quản lý rừng của xã Chiềng Hắc, TABA đã có cơ sở để đánh giá năng lực của các tổ chức liên quan đến quản lý rừng bền vững. Từ đó tiến hành giai đoạn thứ 2 của dự án.

Xây dựng kế hoạch tăng cường quản lý từng cấp xã

TABA đã họp và thành lập nhóm nòng cốt để xây dựng kế hoạch tăng cường quản lý rừng bền vững bao gồm các chuyên gia về lâm nghiệp, các chuyên gia về nông thôn và văn hóa bản địa, các chuyên gia truyền thông và chuyên gia tư vấn chiến lược...

Dựa vào các tư liệu thu thập được trong giai đoạn 1, nhóm chuyên gia của TABA đã soạn thảo bản Kế hoạch tăng cường quản lý rừng cấp xã bao gồm: Bộ nguyên tắc quản lý rừng bền vững và Thể chế hóa các kế hoạch hành động.

Bản kế hoạch này chính là khung chương trình cho các hoạt động của giai đoạn 3 và 4.

Tổ chức tập huấn, đào tạo kỹ năng quản lý rừng cho cán bộ kiểm lâm xã

TABA đã tổ chức thành công 02 khóa đào tạo cho cán bộ quản lý rừng về quản lý rừng bền vững, trao quyền cho người dân trong bảo vệ rừng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

Xây dựng các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương về quản lý, bảo vệ rừng bền vững và biến đối khí hậu

Trong 1 tháng, TABA thực hiện phát thanh trên loa xã về biến đổi khí hậu và những thực hành nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó, TABA phối hợp với chính quyền xã triển khai tổ chức họp thôn để trao đổi và thảo luận trực tiếp với người dân trên địa bàn về kiến thức và kỹ năng bảo vệ rừng, đồng thời tiếp nhận những ý kiến đóng góp của người dân về công tác quản lý rừng.

TABA cũng đã tổ chức 1 cuộc thi nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức của bà con về quản lý và bảo vệ rừng, giảm thiểu tác động xấu của biến đổi khí hậu.

 

Kết thúc dự án, Trung tâm Hợp tác Phát triển Tây Bắc vô cùng vui mừng khi nhận được những kết quả khả quan. Rất nhiều ý tưởng trong kế hoạch đã được triển khai trên thực tế. Kỹ năng của cán bộ và nhận thức của người dân đã được nâng cao hơn rất nhiều. Cùng với các dự án khác về nâng cao đời sống cho người dân, TABA tự hào góp phần vào sự đổi thay tích cực của xã Chiềng Hắc nói riêng, huyện Mộc Châu, Hòa Bình nói chung.  

TABA THỰC HIỆN THÀNH CÔNG DỰ ÁN BẢO VỆ RỪNG HUA PĂNG (MỘC CHÂU - SƠN LA)

Nhằm hỗ trợ quản lý rừng, cải thiện sinh kế và nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng Hua Păng cho cộng đồng dân tộc thiểu số nghèo xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu, Tỉnh Sơn La, Trung tâm Hợp tác Phát triển Tây Bắc đã thực hiện dự án: Hỗ trợ Quản lý rừng bền vững cho địa phương này. Dự án được thực hiện trong 10 tháng (11/2015 – 8/2016) với sự tài trợ của Đại sứ quán Mỹ tại Băng Kok, Thái Lan.

Chiềng Hắc là một xã miền núi nghèo nằm trong vùng đệm của khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha thuộc huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Các biện pháp canh tác không bền vững cùng với tác động của biến đổi khí hậu và sự lạc hậu của giao thông,... đã tác động lớn tới hệ thống thực vật và động vật của rừng Hua Păng nơi đây. Trồng rừng phải đi liền với bảo vệ rừng. Muốn bảo vệ rừng Hua Păng, cần cải thiện đời sống và nâng cao nhận thức của người dân địa phương. Từ thực tế đó, Trung tâm Tây Bắc đã quyết tâm thực hiện dự án này.

Mục tiêu của dự án đề ra, trước tiên là đưa ra được bản khảo sát chi tiết, cụ thể và chính xác nhất về thực trạng quản lý rừng tại địa phương. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch tăng cường quản lý rừng cho xã Chiềng Hắc và tập huấn đào tạo kỹ năng quản lý rừng cho cán bộ kiểm lâm xã. Cuối cùng là tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ rừng.

Dựa trên mục tiêu đó, Dự án đã triển khai theo lộ trình 3 giai đoạn với các hoạt động chính: Khảo sát, nghiên cứu tình trạng quản lý rừng tại địa phương; tổ chức đào tạo, tập huấn kỹ năng quản lý rừng cho cán bộ kiểm lâm; truyền thông, vận động bà con nhân dân trong xã nâng cao ý thức bảo vệ rừng.

Sau 10 tháng triển khai, dự án đã đạt được 89% mục tiêu đề ra. Cụ thể:

- Bảng khảo sát đánh giá thực trạng quản lý rừng tại xã Chiềng Hắc được trình lên UBND huyện Mộc Châu và UBND tỉnh Hòa Bình làm tư liệu quan trọng trong các chính sách về quản lý rừng cấp xã.

- 100% cán bộ kiểm lâm đã được đào tạo về kỹ năng quản lý rừng, kỹ năng tuyên truyền bảo vệ rừng và kỹ năng xử lý vi phạm.

- 90% các hộ gia đình của xã đã được nhận tài liệu về bảo vệ rừng, được trực tiếp tham gia các buổi họp thôn để nghe tuyên truyền về vai trò của rừng và các biện pháp bảo vệ rừng.

- TABA đã tài liệu hóa toàn bộ dự án để làm thành mô hình áp dụng cho các xã khác trong huyện Mộc Châu.

Tuy rằng việc nâng cao sinh kế và nhận thức cho người dân vẫn còn nhiều khó khăn nhưng với mỗi dự án như thế này, cuộc sống của người dân Chiềng Hắc đang dần thay đổi tích cực. Điều này cũng khiến cho việc quản lý và bảo vệ rừng Hua Păng tại xã Chiềng Hắc cải thiện hơn rất nhiều.

 

----------------------------

4 GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN DỰ ÁN BẢO VỆ RỪNG HUA PĂNG CỦA TABA

Dự án "Hỗ trợ Quản lý rừng bền vững tại xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu, Tỉnh Sơn La" do TABA thực hiện đã đem đến những kết quả đáng mừng. 89% mục tiêu đề ra đã được hoàn thành. Có được kết quả đó là nhờ chiến lược tối ưu và sự triển khai tích cực của Ban quản lý dự án, cũng như sự đồng thuận của cộng đồng dân cư địa phương.

Các hoạt động của dự án được triển khai trong 10 tháng, qua 4 giai đoạn như sau:

(Ảnh: baosonla.org.vn)

Thực hiện nghiên cứu về tình trạng quản lý rừng tại địa phương

Các chuyên gia của TABA xem xét các khuôn khổ chính sách liên quan đến quản lý rừng: Chúng tôi tập hợp các văn bản pháp luật liên quan cùng các tư liệu về chính sách quản lý rừng được áp dụng ở Chiềng Hắc trong 20 năm qua để tổng hợp các dữ liệu cần thiết.

Thông qua khảo sát thực tế tác động của khí hậu tác động đến hệ sinh thái, đến hoạt động của người dân và ngược lại, chúng tôi đã có bản đánh giá hiện trạng quản lý rừng tại địa phương.

Sau khi tiến hành phỏng vấn và thu thập phiếu khảo sát với các cán bộ quản lý rừng của xã Chiềng Hắc, TABA đã có cơ sở để đánh giá năng lực của các tổ chức liên quan đến quản lý rừng bền vững. Từ đó tiến hành giai đoạn thứ 2 của dự án.

Xây dựng kế hoạch tăng cường quản lý từng cấp xã

TABA đã họp và thành lập nhóm nòng cốt để xây dựng kế hoạch tăng cường quản lý rừng bền vững bao gồm các chuyên gia về lâm nghiệp, các chuyên gia về nông thôn và văn hóa bản địa, các chuyên gia truyền thông và chuyên gia tư vấn chiến lược...

Dựa vào các tư liệu thu thập được trong giai đoạn 1, nhóm chuyên gia của TABA đã soạn thảo bản Kế hoạch tăng cường quản lý rừng cấp xã bao gồm: Bộ nguyên tắc quản lý rừng bền vững và Thể chế hóa các kế hoạch hành động.

Bản kế hoạch này chính là khung chương trình cho các hoạt động của giai đoạn 3 và 4.

Tổ chức tập huấn, đào tạo kỹ năng quản lý rừng cho cán bộ kiểm lâm xã

TABA đã tổ chức thành công 02 khóa đào tạo cho cán bộ quản lý rừng về quản lý rừng bền vững, trao quyền cho người dân trong bảo vệ rừng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

Xây dựng các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương về quản lý, bảo vệ rừng bền vững và biến đối khí hậu

Trong 1 tháng, TABA thực hiện phát thanh trên loa xã về biến đổi khí hậu và những thực hành nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó, TABA phối hợp với chính quyền xã triển khai tổ chức họp thôn để trao đổi và thảo luận trực tiếp với người dân trên địa bàn về kiến thức và kỹ năng bảo vệ rừng, đồng thời tiếp nhận những ý kiến đóng góp của người dân về công tác quản lý rừng.

TABA cũng đã tổ chức 1 cuộc thi nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức của bà con về quản lý và bảo vệ rừng, giảm thiểu tác động xấu của biến đổi khí hậu.

Kết thúc dự án, Trung tâm Hợp tác Phát triển Tây Bắc vô cùng vui mừng khi nhận được những kết quả khả quan. Rất nhiều ý tưởng trong kế hoạch đã được triển khai trên thực tế. Kỹ năng của cán bộ và nhận thức của người dân đã được nâng cao hơn rất nhiều. Cùng với các dự án khác về nâng cao đời sống cho người dân, TABA tự hào góp phần vào sự đổi thay tích cực của xã Chiềng Hắc nói riêng, huyện Mộc Châu, Hòa Bình nói chung. 

 

 

Tin bài liên quan