Tầng 4, L7-30 Khu đô thị Đại Kim Mới - Athena Fulland, P Đại Kim, Q Hoàng Mai, Hà Nội.

contact@northwest.com.vn

034 738 0008 - 0983 217 438

Kể từ năm 1999 – thời điểm Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí có hiệu lực thi hành cho đến nay, hoạt động báo chí nước ta đã phát triển mạnh mẽ cả về số lượng đầu báo, loại hình và chất lượng thông tin. Tuy nhiên, khi đất nước đang có sự chuyển mình mạnh mẽ trong gần 20 năm qua, rất nhiều chủ trương, đường lối chính trị xã hội đã thay đổi yêu cầu Báo chí cũng phải tăng tốc để giữ vững vai trò định hướng của mình. Hơn nữa, Luật Báo chí cũng biểu hiện những tồn tại cần thay đổi, những quy định chưa chặt chẽ cần bổ sung, hoàn thiện. Để có cơ sở thực tiễn đóng góp cho dự thảo sửa đổi Luật báo chí, rất cần huy động tiếng nói cộng đồng, bởi vì xét cho cùng, mọi quy chế, quy định xã hội đều nhằm mục đích phục vụ cộng đồng.


Đó là lí do Trung tâm Hợp tác Phát triển Tây Bắc phối hợp với Hội nhà báo tỉnh Hòa Bình thực hiện dự án: “Tăng cường mạng lưới các tổ chức báo chí trực thuộc Hội nhà báo Việt Nam trong việc huy động tiếng nói cộng đồng nhằm đóng góp sửa đổi Luật báo chí”. Dự án được thực hiện trong 9 tháng (từ tháng 10/2014 đến tháng 6/2015.


Dự án đặt ra những mục tiêu rõ ràng và cụ thể như sau:


1) Tăng cường năng lực cho các thành viên thuộc Hội nhà báo Việt Nam để họ tham gia đóng góp xây dựng Luật thông qua các chương trình đào tạo về: Luật báo chí (sửa đổi), đạo đức nhà báo, vai trò phản biện xã hội của báo chí, trách nhiệm giải trình trước dân của lãnh đạo chính quyền các cấp, kỹ năng tổ chức đối thoại, kỹ năng thúc đẩy sự tham gia của người dân, cộng đồng nhằm đóng góp ý kiến xây dựng luật báo chí (sửa đổi).


2) Tăng cường đối thoại trực tiếp giữa người dân, các đối tác phát triển, hội nhà báo với các nhà làm luật và dự thảo luật, bao gồm Bộ thông tin và truyền thông, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng để góp ý xây dựng Luật báo chí (sửa đổi) tập trung vào tăng cường cơ chế phối hợp liên ngành của thành viên Hội nhà báo, quần chúng nhân dân và các Bộ ban ngành có liên quan.

3) Tăng cường đạo đức nghề nghiệp của các nhà báo để có thể phản ánh trung thực và khách quan những vấn đề toàn xã hội quan tâm, góp phần tăng cường các biện pháp cải thiện cơ chế cung cấp nguồn tin, công khai minh bạch thông tin trong các cơ quan chịu trách nhiệm cung cấp thông tin thông qua truyền thông tăng cường nhận thức của người dân về Luật báo chí.


Để hiện thực hóa các mục tiêu trên, Trung tâm Hợp tác Phát triển Tây Bắc đã phối hợp với Hội nhà báo tỉnh Hòa Bình thực hiện các hoạt động tuyên truyền, tập huấn, đào tạo, đối thoại chính sách, vận động chính sách, thảo luận,... Các hoạt động trên đều có sự tham gia của các bên liên quan bao gồm: thành viên Hội nhà báo Việt Nam các tỉnh miền Bắc, các đối tác, nhóm cộng đồng; đặc biệt là thu hút được sự quan tâm và đóng góp ý kiến của người dân tỉnh Hòa Bình.


Chuỗi hoạt động trong 9 tháng của Dự án đã đạt được những kết quả đáng mừng, thực hiện được 90% mục tiêu đề ra:


Tăng cường năng lực cho các thành viên Hội nhà báo:


Phổ biến mục đích, mục tiêu của dự án tới 50 đại biểu lãnh đạo, thành viên Hội nhà báo Việt Nam thuộc các tỉnh Hòa Bình (đại diện cho khu vực miền núi), Hà Nội (đại diện cho khu vực thành thị), Hà Nam (đại diện cho khu vực nông thôn), các đối tác, nhóm cộng đồng và các bên liên quan .


Đào tạo kiến thức và kỹ năng cho 60 thành viên thuộc Hội nhà báo Việt Nam từ các tỉnh (Hòa Bình, Hà Nội, Hà Nam).).


Tăng cường đối thoại trực tiếp giữa các bên liên quan:

Tổ chức thành công tọa đàm trao đổi, thảo luận về vai trò phản biện xã hội của báo chí, chia sẻ kinh nghiệm đối thoại chính sách và vận động chính sách cho 60 thành viên thuộc Hội nhà báo Việt Nam từ các tỉnh (Hòa Bình, Hà Nội, Hà Nam), các tổ chức phi chính phủ địa phương.

Tổ chức thành công đối thoại chính sách để thảo luận, đóng góp xây dựng Luật báo chí (sửa đổi) cho 150 đại diện thuộc Hội nhà báo tỉnh Hòa Bình, các tổ chức đoàn thể địa phương, chính quyền, các nhà làm luật, các tổ chức xã hội, các đối tác phát triển, các nhóm cộng đồng.

Tổ chức thành công đối thoại chính sách cấp Trung ương cho 70 đại biểu gồm đại diện Bộ Thông tin truyền thông, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên & Nhi đồng, đại diện lãnh đạo các tổ chức báo chí Việt Nam từ các tỉnh Hòa Bình, Hà Nội, Hà Nam, các chuyên gia pháp luật cấp quốc gia, các cơ quan và cá nhân liên quan.

Tăng cường đạo đức nhà báo:

Có 1500 người bao gồm: phóng viên, nhà báo, các cấp chính quyền, các nhà lập pháp, người dân được tiếp cận thông tin thông qua các cuộc tuyên truyền sân khấu hóa luật báo chí, đưa tin về kết quả đối thoại chính sách ở trên, giúp cho Luật báo chí (sửa đổi), quyền tự do ngôn luận, quyền tiếp cận thông tin được đi vào cuộc sống.

Có 80 đại biểu gồm đại diện Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình, Sở Thông tin truyền thông, Sở Văn hóa, Sở Tư Pháp, các ban ngành liên quan, Các tổ chức báo chí tỉnh Hòa Bình, các Tổ chức đoàn thể như Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, đại diện người dân và cá nhân liên quan được tham gia diễn đàn ba bên “Chính quyền – Nhà báo – Người dân” để có thể trao đổi, chia sẻ, đối thoại về vai trò và nhu cầu của từng bên trong quá trình thực thi luật báo chí.

Có 01 Báo cáo kiến nghị tập hợp các ý kiến đóng góp xây dưng Luật báo chí (sửa đổi)

Trung tâm Hợp tác Phát triển Tây Bắc vô cùng vui mừng vì Dự án đã đạt những kết quả tốt đẹp. Đây là cơ sở quan trọng cả về lý luận và thực tiễn để đóng góp cho dự thảo Luật báo chí (sửa đổi).

------------------------------

 

TABA triển kahi 3 nhóm hoạt động chính trong dự án tăng cường năng lực hội nhà báo tỉnh Hòa Bình 


Trong 9 tháng triển khai dự án tăng cường năng lực hội nhà báo, đóng góp xây dựng Luật báo chí thực hiện ở Hòa Bình, TABA đã phối hợp cùng Hội nhà báo tỉnh Hòa Bình hoàn thành xuất sắc các hạng mục đề ra. Các hoạt động của dự án chia làm 3 nhóm chính:

Nhằm tăng cường năng lực Hội nhà báo, TABA cùng Hội nhà báo tỉnh Hòa Bình tổ chức thành công 01 buổi hội thảo và 01 buổi tập huấn.

- Hội thảo triển khai dự án tổ chức vào 18/10/2014 với thành phần tham dự gồm 50 đại biểu là lãnh đạo, thành viên các tổ chức báo chí Việt Nam từ các tỉnh Hòa Bình, Hà Nội (10 đại biểu), Hà Nam (10 đại biểu), các đối tác, chuyên gia và các bên liên quan. Buổi hội thảo đã phổ biến về mục đích, mục tiêu và các hoạt động của dự án, thảo luận để thống nhất kế hoạch chung của dự án, thống nhất quy chế hoạt động của ban quản lý dự án, thảo luận các tiêu chí và cam kết trách nhiệm tham gia giữa các tổ chức thành viên mạng lưới trong quá trình thực hiện dự án.

- Tổ chức 02 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 60 đại biểu là thành viên Hội nhà báo Việt Nam từ các tỉnh Hòa Bình, Hà Nội (14 đại biểu), Hà Nam (14 đại biểu), thành viên của các tổ chức phi chính phủ địa phương vào tháng 10/11 và tháng 3/12 năm 2014. Qua 6 ngày học tập huấn, các học viên đã được nâng cao kiến thức và kỹ năng về: Luật báo chí (sửa đổi), đạo đức nhà báo, vai trò phản biện xã hội của báo chí, trách nhiệm giải trình trước dân của lãnh đạo chính quyền các cấp, kỹ năng tổ chức đối thoại, kỹ năng thúc đẩy sự tham gia của người dân, cộng đồng nhằm đóng góp ý kiến xây dựng luật báo chí (sửa đổi).

Nhằm tăng cường đối thoại trực tiếp giữa các cơ quan báo chí, chính quyền và người dân về các kiến nghị đóng góp sửa đổi Luật báo chí, TABA và Hội nhà báo tỉnh Hòa Bình đã tổ chức 01buổi hội thảo và 02 buổi đối thoại chính sách.


- Hội thảo “Vai trò phản biện xã hội của báo chí” – Trường hợp Luật báo chí (sửa đổi) tổ chức vào tháng 1/2015. Thành phần tham dự gồm 60 đại biểu là lãnh đạo, thành viên Hội nhà báo Việt Nam từ các tỉnh Hòa Bình, Hà Nội (10 đại biểu), Hà Nam (10 đại biểu), thành viên của các tổ chức phi chính phủ địa phương, các đối tác, chuyên gia và các bên liên quan. Buổi hội thảo đã giúp các thành viên thấu hiểu tầm quan trọng của báo chí trong việc đóng góp xây dựng chính sách pháp luật nói chung và Luật báo chí (sửa đổi) nói riêng.


- Tổ chức 3 Ngày đối thoại chính sách cấp địa phương tại Hòa Bình vào tháng 12/2/2015 nhằm giúp các đại biểu trao đổi, thảo luận về vai trò, vị trí của mình trong quá trình thực thi luật báo chí. Đánh giá những vấn đề cần khắc phục trong Luật báo chí hiện hành để từ đó đưa ra những ý kiến đóng góp xây dựng Luật báo chí (sửa đổi) tập trung vào cơ chế phối hợp liên ngành. Cụ thể:


Ngày 1: Đối thoại giữa giới báo chí và chính quyền địa phương


Ngày 2: Đối thoại giữa giới báo chí và các nhà làm luật địa phương


Ngày 3: Đối thoại giữa giới báo chí và đại diện người dân (các tổ chức Hội như: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên...)


- Tổ chức đối thoại chính sách cấp quốc gia tại Hà Nội vào 22/3/2015 tại Hà Nội với sự tham gia của 70 đại biểu gồm đại diện Bộ Thông tin truyền thông, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên & Nhi đồng, đại diện lãnh đạo các tổ chức báo chí Việt Nam từ các tỉnh Hòa Bình (25 đại biểu), Hà Nội, Hà Nam (10 đại biểu), các chuyên gia pháp luật quốc gia, các cơ quan và cá nhân liên quan. Buổi hội thảo đã tạo không gian giúp Ban soạn thảo luật báo chí (sửa đổi), Ủy ban thẩm tra luật báo chí (sửa đổi) và giới báo chí, các bên liên quan có thể cùng đối thoại đóng góp xây dựng luật báo chí (sửa đổi) theo hướng tạo điều kiện và những chế tài kèm theo giúp báo giới thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình.


Nhằm tăng cường đạo đức nhà báo, TABA cùng với Hội nhà báo tỉnh Hòa Bình tổ chức 01 buổi tuyên truyền, 01 diễn đàn 3 bên và 01 báo cáo tổng kết.


- Tổ chức 02 buổi sân khấu hóa luật báo chí tại huyện Đà Bắc và Lạc Sơn (hòa Bình) vào tháng 4/2015 nhằm mục tiêu truyền thông về Luật báo chí.


- Tổ chức Diễn đàn ba bên “Chính quyền – Nhà báo – Người dân trong thực thi luật báo chí” vào tháng 5/2015 với sự tham gia của 80 đại biểu gồm đại diện Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình, Sở Thông tin truyền thông, Sở Văn hóa, Sở Tư Pháp, các ban ngành liên quan, Các tổ chức báo chí tỉnh Hòa Bình, các Tổ chức đoàn thể như Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, đại diện người dân và cá nhân liên quan.


- Xây dựng báo cáo và kiến nghị chính sách đóng góp cho Luật báo chí (sửa đổi) vào tháng 6/2015. Báo cáo tập hợp toàn bộ ý kiến đóng góp cho Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) để trình Bộ Thông tin và Truyền thông; Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên & Nhi đồng; Quốc hội làm tài liệu xây dựng và thẩm tra Luật. 


Sự tích cực của Trung tâm Hợp tác Phát triển Tây Bắc trong phối hợp với Hội nhà báo tỉnh Hòa Bình cùng với sự hỗ trợ từ chính quyền tỉnh Hòa Bình và các bên liên quan, 90% các hoạt động đều đạt được mục tiêu đề ra. Kết quả của dự án là tài liệu tham khảo với đầy đủ các thông tin được tổng hợp và phân tích đảm bảo tính lý luận và thực tiễn khách quan mang tính đại diện xã hội cao nhất để đóng góp sửa đổi Luật báo chí (sửa đổi)

 

Tin bài liên quan