Tầng 4, L7-30 Khu đô thị Đại Kim Mới - Athena Fulland, P Đại Kim, Q Hoàng Mai, Hà Nội.

contact@northwest.com.vn

034 738 0008 - 0983 217 438

 Trong tiến trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền hiện nay, việc tiếp tục cải cách, kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước trong đó có Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp là yêu cầu tất yếu.


Qua các cuộc thảo luận với HĐND tỉnh Hòa Bình cho thấy hệ thống giám sát của tỉnh hiện còn nhiều điểm yếu kém: thiếu cơ chế đảm bảo sự tham gia của người dân vào các hoạt động giám sát; việc phân cấp và phân quyền chưa rõ ràng. Việc này có thể dẫn đến hiệu quả sử dụng các nguồn lực thấp; gây thất thoát, lãng phí. Do đó, Trung tâm Hợp tác phát triển Tây Bắc đã thực hiện Dự án "Nghiên cứu thực trạng hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân các cấp để đóng góp xây dựng dự thảo Luật hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tại tỉnh Hòa Bình".


Dự án nằm trong khuôn khổ "Chương trình Quản trị Công và Cải cách Hành chính – Giai đoạn II" (GOPA II) với sự tài trợ của Quỹ hỗ trợ Sự tham gia của Người dân và Trách nhiệm Giải trình (PARAFF). Dự án được thực hiện trong 12 tháng (từ tháng 4/2014 đến tháng 5/2015) tại tỉnh Hòa Bình.


Khi bắt đầu thực hiện dự án, Trung tâm Hợp tác Phát triển Tây Bắc đã đề ra những mục tiêu cụ thể như sau:

- Đánh giá thực trạng các vấn đề liên quan, những khó khăn bất cập ảnh hưởng đến việc thực hiện các hoạt động giám sát của HĐND các cấp ở tỉnh Hòa Bình.


- Tăng cường sự tham gia của người dân và các bên liên quan, bao gồm các tổ chức xã hội, các nhóm cộng đồng, các nhà làm luật v.v thông qua việc cung cấp những phân tích và kiến nghị xây dựng từ thông tin thực tế trong nghiên cứu để hạn chế những khó khăn về điều kiện, năng lực, kiến thức, cơ chế, và những hạn chế về nguồn lực khác như thông tin, ngân sách.


- Thay đổi nhận thức, thái độ, thông lệ và cơ chế trong thực thi các hoạt động giám sát cũng như trách nhiệm giải trình trước dân, tăng cường minh bạch thông tin, tôn trọng lắng nghe ý kiến của người dân.


Dựa trên những mục tiêu trên, Trung tâm Hợp tác Phát triển Tây Bắc đã triển khai các hoạt động thiết thực để đưa ra kết quả nghiên cứu chính xác và hiệu quả nhất.


- Các hoạt động đánh giá thực trạng các vấn đề liên quan, những khó khăn bất cập ảnh hưởng đến việc thực hiện các hoạt động giám sát của HĐND các cấp tỉnh Hòa Bình.


- Các hoạt động truyền thông kết quả nghiên cứu được đẩy mạnh sôi nổi với những buổi tuyên truyền, hội thảo.


- Các hoạt động truyền thông kết quả nghiên cứu được đẩy mạnh sôi nổi với những buổi tuyên truyền, hội thảo.


Với sự tích cực của Trung tâm Hợp tác Phát triển Tây Bắc cùng với sự phối hợp của chính quyền tỉnh Hòa Bình và các bên liên quan, 90% các hoạt động đều đạt được mục tiêu đề ra. Kết quả đáng mừng của Dự án đã được báo cáo cụ thể bằng những con số khả quan:


- Tổng hợp được 01 Bộ tư liệu (tài liệu, hình ảnh, âm thanh...) trong đó bao gồm các văn bản liên quan đến công tác giám sát của HĐND các cấp như: (Nghị quyết HĐND, Báo cáo giám sát, Kế hoạch triển khai giám sát,…), các kỳ họp của HĐND các cấp, công tác tiếp xúc cử tri của Đại biểu HĐND, và các hình ảnh về hoạt động giám sát.

- Trình UBND tỉnh Hòa Bình và Hội Luật gia 01 Báo cáo về các biện pháp tăng sự tham gia của người dân và các bên liên quan vào hoạt động giám sát của HĐND, trách nhiệm giải trình của lãnh đạo HĐND và chính quyền trước dân.

- Tổ chức thành công 02 buổi sân khấu hóa những kết quả nghiên cứu người dân cần biết tại thành phố Hòa Bình và huyện Đà Bắc và 01 Hội thảo công bố kết quả nghiên cứu và tổng kết dự án tại thành phố Hòa Bình


Trung tâm Hợp tác Phát triển Tây Bắc vô cùng vui mừng vì Dự án đã đạt những kết quả tốt đẹp. Đây là cơ sở quan trọng cả về lý luận và thực tiễn để đóng góp cho dự thảo Luật hoạt động giám sát của HĐND. Để có được kết quả này, bên cạnh sự nỗ lực của TABA, còn có sự phối hợp và trợ giúp từ UBND, Sở Nội vụ, Sở Tư pháp, Hội luật gia... tỉnh Hòa Bình. 

 

Được sự tài trợ của Quỹ hỗ trợ Sự tham gia của Người dân và Trách nhiệm Giải trình (PARAFF), Trung tâm Hợp tác Phát triển Tây Bắc - TABA đã thực hiện dự án: "Nghiên cứu thực trạng hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân các cấp để đóng góp xây dựng dự thảo Luật hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tại tỉnh Hòa Bình". Trong 1 năm thực hiện dự án, TABA đã phối hợp cùng UBND tỉnh Hòa Bình và các tổ chức liên quan triển khai các hoạt động thiết thực để đưa ra kết quả khảo sát chính xác và hiệu quả nhất. Các hoạt động của dự án chia làm 3 nhóm chính


Nhóm hoạt động thứ nhất:


Các hoạt động đánh giá thực trạng các vấn đề liên quan, những khó khăn bất cập ảnh hưởng đến việc thực hiện các hoạt động giám sát của HĐND các cấp tỉnh Hòa Bình.


+ Hoạt động khảo sát địa bàn: Thu thập và phân tích toàn bộ các văn bản quy định có liên quan đến hoạt động giám sát của HĐND các cấp vùng dự án trong 4 năm từ 2009 đến 2013 (Nghị quyết HĐND, Báo cáo giám sát, Báo cáo trong các kỳ họp HĐND, Kế hoạch tổ chức giám sát,…)


+ Họp xây dựng và hoàn thiện đề cương nghiên cứuvới sự tham gia của 12 đại biểu gồm 2 chuyên gia, 3 đại biểu HĐND, 4 cố vấn, 3 thành viên trong ban quản lý dự án.


+  Làm việc với HĐND các cấp và chính quyền ở 02 địa bàn dự án để xác định và xây dựng danh sách phỏng vấn.


+ Lên kế hoạch đánh giá thực địa, xây dựng bộ công cụ nghiên cứu và hướng dẫn nghiên cứu: phiếu khảo sát dành cho các tổ chức Hội; phiếu khảo sát dành cho Bộ máy HĐND các cấp; phiếu khảo sát dành cho đại biểu HĐND các cấp; phiếu phỏng vấn sâu cho chuyên gia pháp luật tại địa phương; Bản hướng dẫn điều tra viên thu thập số liệu; Bản mô tả phương pháp xử lý số liệu.


Bộ công cụ nghiên cứu và hướng dẫn nghiên cứu hoàn thành được gửi đến tham vấn ý kiến của Hội đồng cố vấn (4 người) và đại biểu HĐND (3 người).


+ Khảo sát thử tiến hành trong 10 ngày nhằm kiểm định kế hoạch khảo sát và các công cụ khảo sát trên thực tế. Sau mỗi ngày khảo sát thực địa thì ngày thứ 2 họp rút kinh nghiệm từ cuộc khảo sát trong ngày thứ 1.


+ Tập huấn nhóm điều tra tại thành phố Hòa Bình (15 người - 3 ngày)


+ Khảo sát thực địa đối với người dân và các tổ chức hội, HĐND, đại biểu HĐND và chuyên gia pháp luật.


+ Phân tích, viết báo cáo kết quả khảo sát để tham vấn ý kiến chuyên gia, ban cố vấn và đại biểu HĐND.


Nhóm hoạt động thứ 2:


Các hoạt động xây dựng báo cáo kiến nghị theo hướng tăng sự tham gia của người dân và các bên liên quan, bao gồm các tổ chức trong và ngoài nhà nước, các nhóm cộng đồng, các nhà làm luật v.v. Hoạt động này được triển khai theo 4 bước:


+ Bước 1: Xây dựng dự thảo báo cáo về các biện pháp giúp tăng sự tham gia của người dân và các bên liên quan vào hoạt động giám sát của HĐND, nâng cao trách nhiệm giải trình của lãnh đạo HĐND và chính quyền trước dân.


+ Bước 2: Tổ chức 02 buổi tham vấn ý kiến người dân về dự thảo trên tại thành phố Hòa Bình và huyện Đà Bắc thông qua thảo luận nhóm. Mỗi buổi 45 người tham dự.


+ Bước 3:  Tổ chức tọa đàm tham vấn ý kiến chuyên gia và các bên liên quan về dự thảo báo cáo nghiên cứu và kiến nghị tại thành phố Hòa Bình với thành phần tham dự gồm: 8 chuyên gia tại tỉnh, 2 chuyên gia tại Hà Nội và các bên liên quan khác


+ Bước 4:  Hoàn thành Báo cáo đề xuất các biện pháp tăng sự tham gia của người dân và các bên liên quan, nâng cao trách nhiệm giải trình của lãnh đạo HĐND và chính quyền trước dân nhằm mục đích góp ý xây dựng dự thảo luật giám sát của HĐND.


Nhóm hoạt động thứ 3:


Các hoạt động truyền thông kết quả nghiên cứu được đẩy mạnh sôi nổi với những buổi tuyên truyền, hội thảo:


+ Phối hợp với Hội Nông dân, Hội phụ nữ tổ chức 02 buổi tuyên truyền đến người dân vùng dự án thông qua hình thức sân khấu hóa.


+ Tổ chức hội thảo Tổng kết dự án với 105 đại biểu đại diện của Bộ Nội vụ, HĐND - UBND tỉnh Hòa Bình, Tòa án nhân dân, Sở Tư pháp, Sở Nội vụ, Hội Luật gia tỉnh Hòa Bình...

 

Với sự tích cực của Trung tâm Hợp tác Phát triển Tây Bắc cùng với sự phối hợp của chính quyền tỉnh Hòa Bình và các bên liên quan, 90% các hoạt động đều đạt được mục tiêu đề ra. Kết quả nghiên cứu khảo sát trên của TABA là tài liệu tham khảo với đầy đủ các thông tin được tổng hợp và phân tích đảm bảo tính lý luận và thực tiễn khách quan mang tính đại diện xã hội cao nhất để đóng góp cho dự thảo Luật hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Hòa Bình.

 

Tin bài liên quan