Tầng 4, L7-30 Khu đô thị Đại Kim Mới - Athena Fulland, P Đại Kim, Q Hoàng Mai, Hà Nội.

contact@northwest.com.vn

034 738 0008 - 0983 217 438

EU là thị trường lớn thứ tư của đồ gỗ Việt Nam. Những năm gần đây, xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường này luôn chiếm tỷ trọng 13-17% tổng kim ngạch thương mại đồ gỗ. Để được thị trường EU chấp nhận, các doanh nghiệp kinh doanh đồ gỗ cần phải thực hiện trách nhiệm giải tình về truy xuất nguồn gốc theo quy định của Quy chế gỗ của EU (EUTR).

 

FLEGT là một sáng kiến do Liên Minh Châu Âu (EU) khởi xướng năm 2003. FLEGT là từ viết tắt của Forest Law, Enforcement, Governance and Trade - Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại Lâm sản, và Ủy ban Châu Âu (EC) là cơ quan hành pháp của EU đã đề xuất Kế hoạch Hành động FLEGT.
Điểm mấu chốt của Kế hoạch Hành động FLEGT là việc đàm phán hiệp định thương mại song phương mang tính bắt buộc đối với các quốc gia sản xuất gỗ được gọi là Hiệp định Đối tác tự nguyện (VPA). Mục đích của hiệp định VPA là đảm bảo gỗ bán vào thị trường EU là gỗ hợp pháp. Hiệp định VPA đề ra các cam kết và trách nhiệm cho cả hai bên. Năm 2010, Chính phủ Việt Nam đã chính thức tham gia đàm phán với EU về Hiệp định đối tác tự nguyện (VPA)

 

Mạng lưới các tổ chức phi chính phủ Việt Nam về Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại Lâm sản (VNGO-FLEGT) được thành lập vào tháng 1/2012 với mong muốn đóng góp tích cực và có giá trị vào quá trình đàm phán và thực thi Hiệp đinh Đối tác tự nguyện (VPA) và Chương trình FLEGT tại Việt Nam, từ đó góp phần thực hiện Kế hoạch quản lý, bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 và thúc đẩy việc hình thành các cơ chế, chính sách cho cộng đồng địa phương sống phụ thuộc rừng được hưởng lợi công bằng và bền vững. Trung tâm Hợp tác Phát triển Tây Bắc - TABA tự hào là một thành viên của VNGO-FLEGT, cùng đồng hành với VNGO trong dự án dài hơi này.

 

Hai phụ lục quan trọng của VPA là Định nghĩa gỗ hợp pháp (LD) và Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp (TLAS) đặt ra những yêu cầu về MT và ATLĐ trong quá trình chế biến. Tuy nhiên vẫn còn một khoảng cách lớn giữa những quy định và việc thực thi những quy định đó. Do đó, trong năm 2015, TABAB đã thực hiện nhiệm vụ khảo sát vấn đề an toàn lao động và bảo vệ môi trường của các hộ kinh doanh gỗ để làm cơ sở thực tế cho các nghiên cứu của FLEGT.

 

Dưới đây là các hoạt động nghiên cứu của dự án EU- FLEGT tại 4 tỉnh Hòa Bình, Nghệ An, Bình Định, Kon Tum từ tháng 6 – 10/2015 do TABA thực hiện:

 

Phỏng vấn các hộ khai thác và chế biến lâm sản với 2 hình thức:

 

- Tập trung hộ dân tại UBND huyện để phỏng vấn.

 

- Cùng cán bộ kiểm lâm và điều tra viên đến từng hộ kinh doanh gỗ để phỏng vấn.

 

Từ các dữ liệu đó, thành lập tổ chuyên gia để nhập liệu, họp nhóm nội bộ, trao đổi và lựa chọn để xác định cây vấn đề cần đưa ra thảo luận.

 

Tổ chức thảo luận tại địa phương với sự tham gia của các hộ kinh doanh gỗ, UNND huyện và chi cục kiểm lâm huyện.

 

Cuối cùng, chúng tôi tập hợp tài liệu nghiên cứu nhằm làm cơ sở tham chiếu để theo dõi, giám sát các biến chuyển theo thời gian khi VPA/FLEGT được thực thi ở Việt Nam.

 

Sau khảo sát, TABA đã trình kết luận lên VNGO về hiện trạng thực thi các quy định về môi trường và an toàn lao động của các cơ sở kinh doanh gỗ của 4 tỉnh trên như sau: Kết quả cho thấy các cơ sở chế biến hộ gia đình chưa đáp ứng các quy định về MT và ATLĐ. Điều này ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng, gây ô nhiễm môi trường và làm tăng tính dễ bị tổn thương cho hộ chế biến trong tiến trình thực hiện VPA.

 

Để giải quyết những vấn đề trên chúng tôi đề xuất một số chính sách tăng cường giám sát thực thi và hỗ trợ các hộ thực thi quy định về MT và ATLĐ, đồng thời góp phần thực hiện thành công sáng kiến FLEGT tại Việt Nam như sau:

 

-      Cần có chế độ ưu đãi như vay vốn hay phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm theo tỉ lệ 50 -50 để đầu tư các trang thiết bị xử lý chất thải, dụng cụ bảo hộ lao động cho các cơ sở chế biến gỗ nhỏ lẻ.

 

-      Trước khi ký kết hiệp định VPA - FLEGT, cần phải thông báo, hướng dẫn cho các chủ cơ sở chế biến và tổ chức các chiến dịch truyền thông thay đổi hành vi về bảo vệ MT và ATLĐ nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi tập quán sản xuất không bền vững của nhóm hộ chế biến gỗ.

 

-      Tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao năng lực giám sát thực thi quy định về MT và ATLĐ cho đội ngũ cán bộ quản lý lâm nghiệp cấp cơ sở.

 

-      Cần quy định chi tiết hơn cơ chế giám sát việc thực thi các quy định bảo vệ MT và ATLĐ tại các cơ sở chế biến, cụ thể bao gồm: nhân lực cho việc thực hiện, thời gian, tần suất thực hiện và các biện pháp xử phạt nếu cán bộ không giám sát hoặc người dân không thực hiện đúng quy định.

 

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Trung tâm Hợp tác Phát triển Tây Bắc – TABA luôn bám sát định hướng của VNGO-FLEGT. Chúng tôi vui mừng vì đã góp một phần công sức vào dự án cộng đồng vô cùng ý nghĩa này.

 

Tin bài liên quan