TABA đã thực hiện tư vấn hình thành mô hình khởi nghiệp Ớt rừng Lạc Sơn cho chị em phụ nữ tại đây. Bởi lẽ, ớt rừng là thứ gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người dân Lạc Sơn, được bà con nông dân trồng nhiều mà chăm sóc dễ dàng. Nhận thấy tiềm năng phát triển những trái ớt nhỏ thân thuộc thành sản phẩm hàng hóa đặc sản của địa bàn Lạc Sơn, TABA đã tổ chức thành công buổi tư vấn hình thành mô hình khởi nghiệp Ớt rừng Lạc Sơn.
Chia sẻ về mô hình khởi nghiệp từ cây Ớt rừng, chị Bùi Thị Ngợi ở thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình nói rằng chị đã quen với hương vị của Ớt rừng từ ngày còn nhỏ và đến bây giờ chị vẫn không thể nào quên được hương vị đó. Chính vì thế, cùng với sự hỗ trợ của Trung tâm Tây Bắc, sau thời gian ấp ủ, thực hiện, phát triển mô hình khởi nghiệp Ớt rừng Lạc Sơn, chị Ngợi và các chị em trong huyện đã đạt được những thành công ban đầu. Diện tích trồng Ớt rừng đã tăng lên khoảng 3000m2 với sản lượng thu hoạch 700kg. Theo ước tính, mỗi thành viên của nhóm khởi nghiệp sẽ có thu nhập khoảng 45 triệu đồng/năm. Có thể khẳng định, mô hình khởi nghiệp Ớt rừng Lạc Sơn chính là bài toán giúp chị em phụ nữ Lạc Sơn thoát nghèo (Video “Người phụ nữ Mường khởi nghiệp từ ớt rừng”).
Dưới đây là hình ảnh của buổi tư vấn mô hình khởi nghiệp Ớt rừng Lạc Sơn:
Chị em phụ nữ huyện Lạc Sơn thực hành giới thiệu Ớt rừng Lạc Sơn thông qua thuyết trình với sơ đồ tư duy
Không khí buổi tư vấn diễn ra vui vẻ, ai cũng hăng say
Chị em phụ nữ huyện Lạc Sơn thu hoạch Ớt rừng
Ngày 29/11/2018, Ớt rừng Lạc Sơn đã được giới thiệu tại Hội nghị Toàn thể Chương trình Hỗ trợ quốc tế (ISG) 2018 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì tại Hà Nội.
Ớt rừng Lạc Sơn với bao bì, nhãn mác đẹp mắt đã được trưng bày tại thị trường Hà Nội