Tầng 4, L7-30 Khu đô thị Đại Kim Mới - Athena Fulland, P Đại Kim, Q Hoàng Mai, Hà Nội.

contact@northwest.com.vn

034 738 0008 - 0983 217 438

Vào tháng 7 năm 2020, trong khuôn khổ dự án “Cải thiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất và quy định về hợp tác xã để tăng thu nhập cho nông dân phụ nữ dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai” do Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Lào Cai thực hiện với sự tài trợ từ chương trình GREAT, Trung tâm Hợp tác Phát triển Tây Bắc đã tham gia tư vấn hoàn thiện báo cáo Đánh giá năng lực cung cấp dịch vụ đầu vào dược liệu tại tỉnh Lào Cai.


Một buổi họp báo chính thức được tổ chức nhằm công bố các kết quả và trình bày các phát hiện chính trong nghiên cứu. 


Dựa theo kết quả điều tra của Viện Dược liệu, khoảng 70% nhu cầu thị trường dược liệu trong nước phải nhập khẩu từ các quốc gia khác như Trung Quốc, Đài Loan, Singapore. Có khoảng 45 loài cây trồng là thế mạnh của Việt Nam cũng phải nhập khẩu như: bạch biển đậu (đậu ván trắng), binh lang (hạt cau), hoắc hương, xạ can, hồng hoa, xuyên tâm liên… Tình trạng này cũng xảy ra với 25 loại là cây thuốc mọc tự nhiên ở Việt Nam, đã từng khai thác xuất khẩu.


 

Hiện tại, ngành dược liệu ở Việt Nam nói chung và Lào Cai nói riêng có tiềm năng tiêu thụ tốt. Tuy nhiên, ngành dược liệu trong nước vẫn đang dừng lại trong các hoạt động trao đổi, buôn bán các sản phẩm thô, giá thành thấp. 


Do đó, nghiên cứu thực hiện nhằm giúp phân tích được hiện trạng cung cấp và sử dụng dịch vụ vật tư đầu vào trong ngành dược liệu của tỉnh Lào Cai nhằm đề xuất xây dựng và phát triển mô hình liên kết cung cấp dịch vụ đầu vào trong ngành dược liệu theo phương pháp tiếp cận hệ thống thị trường (MSD). Nghiên cứu được thực hiện tại 05 xã của huyện Bát Xát và Bắc Hà tỉnh Lào Cai từ ngày 26 đến ngày 29 tháng 6 năm 2020.


Kết quả khảo sát cho thấy, các tác nhân trong chuỗi là hộ trồng dược liệu và HTX, doanh nghiệp đều có nhu cầu và vẫn đang sử dụng các dịch vụ cung ứng vật tư đầu vào. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ trồng dược liệu sử dụng cả 03 loại dịch vụ (i) vốn, tín dụng; (ii) vật tư nông nghiệp; (iii) kỹ thuật khuyến nông ở mức trung bình - 51% số hộ đang sử dụng cả 03 loại dịch vụ; có đến 49% số hộ chỉ sử dụng từ 1 – 2 loại dịch vụ.Chưa có mối quan hệ ràng buộc rõ ràng về lợi ích và trách nhiệm giữa doanh nghiệp cung ứng vật tư – đại lý phân phối – hộ nông dân trồng dược liệu.


Trung tâm DVNN huyện Bát Xát hiện đang dừng lại ở mô hình kinh doanh cửa hàng vật tư cho nông dân thông qua các cán bộ khuyến nông xã, cung cấp các dịch vụ tư vấn kỹ thuật theo chương trình đặt hàng của huyện nhưng cũng chưa xây dựng một chiến lược và mô hình kinh doanh tạo liên kết giữa họ với các HTX địa phương và doanh nghiệp dược liệu tại địa phương về Việc thí điểm và triển khai mô hình cung cấp dịch vụ theo phương pháp tiếp cận thị trường, 

 

 

Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức làm việc với các bên liên quan để trao đổi về mô hình này. Việc tham vấn và trao đổi với các bên liên quan như trung tâm DVNN, các HTX, doanh nghiệp trồng và chế biến, nông dân sẽ tìm ra giải pháp hợp tác phù hợp với các bên.