Tầng 4, L7-30 Khu đô thị Đại Kim Mới - Athena Fulland, P Đại Kim, Q Hoàng Mai, Hà Nội.

contact@northwest.com.vn

034 738 0008 - 0983 217 438

Luôn hướng tới cội nguồn và gìn giữ di sản bản địa, TABA đã lựa chọn mô hình Nông nghiệp di sản trong các chương trình phát triển vùng dân tộc thiểu số của mình.


Hiện nay, TABA đang phát triển mô hình nông nghiệp di sản tại bản Bướt, xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Mô hình này hướng đến sự phát triển của cộng đồng thông qua mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng từ các hoạt động nông nghiệp, du lịch cũng như chú trọng đến phát huy nội lực của cộng đồng, tăng cường vai trò lãnh đạo của phụ nữ, cải thiện bình đẳng giới nhằm hướng đến phát triển bền vững.


Mô hình này vừa khai thác hiệu quả những điều kiện thực tế về tự nhiên, môi trường và xã hội nhưng đồng thời bảo tồn những giá trị di sản về tự nhiên (cảnh quan, đa dạng sinh học), xã hội (văn hoá, phong tục tập quán, tri thức bản địa,..) của vùng núi và dân tộc thiểu số.


Cụ thể, TABA áp dụng mô hình này với các tầng di sản như sau:


Tầng 1: TABA góp phần gìn giữ các loại giống cây trồng bản địa. Hai năm trở lại đây, với sự hỗ trợ của TABA, nông dân bản Bướt đã dần khôi phục giống lúa Tẻ râu và gieo trồng các loại hạt bản địa như  Đỗ đen xanh lòng, lạc đỏ và đậu xanh. Gạo tẻ râu và các sản phẩm từ gạo của nông dân bản Bướt được đóng gói và bán ra thị trường dưới thương hiệu Gạo đồng rừng. Đây được coi là thành công bước đầu của mô hình nông nghiệp di sản nhằm gắn liền bảo tồn và phát huy di sản với phát triển bền vững giữa doanh nghiệp và người dân bản Bướt.


 Mô hình gạo Tẻ Râu tại bản Bướt. 


Tầng 2: TABA cùng cộng đồng lưu giữ sản phẩm mang giá trị truyền thống của cộng đồng các dân tộc thiểu số. Đồng hành cùng nông dân bản Bướt, chúng tôi đã dựng nên vài nếp nhà sàn đặc trưng của người Thái; vài căn bungalow với thiết kế gần gũi, chan hoà thiên nhiên để đón khách phương xa tới thăm bản. 


Tầng 3: TABA góp phần lưu giữ và thúc đẩy phương thức canh tác bản địa trong nông nghiệp. Hiện nay, tất cả các hộ dân trong bản Bướt đều canh tác nông nghiệp theo hướng hữu cơ. Ví dụ, nông dân trong bản ủ phân hữu cơ tại ruộng, đi rừng hái các loại lá cây rồi kết hợp cây gia vị trong vườn nhà để chế biến thuốc trừ sâu sinh học 


Tầng 4: TABA thúc đẩy bảo tồn và lan tỏa các giá trị văn hóa/ tập quán sinh hoạt của cộng đồng các dân tộc thiểu số. Chúng tôi đồng hành phát triển mô hình nông nghiệp di sản dưới nguyên tắc tôn trọng tự nhiên và các giá trị văn hoá bản địa mà cộng đồng gửi vào điệu múa, điệu hò truyền thống như điệu múa vòng, điệu khắp Thái.


Tầng 5: TABA tái hiện đặc trưng cuộc sống của của cộng đồng dân tộc thiểu số. Chúng tôi cùng cộng đồng dân tộc tại bản Bướt xây dựng một bảo tàng lưu giữ những đặc trưng trong sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe và canh tác nông nghiệp của cộng đồng các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc 


Tầng 6: TABA mang tới những trải nghiệm cùng thiên nhiên, con người, và văn hóa mang đậm nét truyền thống của dân tộc Thái vùng Tây Bắc thông qua các hoạt động canh tác và kinh doanh nông sản hữu cơ kết hợp phát triển du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm